Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2014

Bộ ảnh Thành ngữ thanh niên chuẩn

Những câu thành ngữ thời @ này có kết cấu theo kiểu nói vần điệu đang được các bạn trẻ yêu thích, sử dụng phổ biến hiện nay nhưng có nội dung mới, gắn liền với các thông điệp đầy ý nghĩa về giá trị sống, về các phẩm chất đạo đức mà một người thanh niên Việt Nam hiện nay cần có như:  Tâm trong, dù cố bẻ cong, vẫn thẳng; Gặp khó đừng có kêu ca; Gặp dối trá quyết không tha; Trung thực dù đời cơ cực; Có trách nhiệm chứ đừng trách móc; Sống nhân ái đời không tê tái; Hãy hết lòng với những người hết hơi...

Tư duy tích cực - Nửa cốc nước đầy

Cuộc sống ngổn ngang trăm mối khiến chúng ta đôi khi rơi vào trạng thái stress đầy lo âu và phiền muộn. Cần làm gì để có thể vượt qua những khó khăn này? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một chiếc chìa khoá, hoặc ít nhất qua cách nhìn về tư duy tích cực của tác giả,biết đâu bạn sẽ tìm được chiếc chìa khoá mở cánh cửa Bình an và Hạnh phúc cho riêng mình.  “Hãy nhìn phần nửa đầy của ly nước, thay vì nửa vơi” Không cần nhờ đến cô hoa hậu hoàn vũ 2005 Natalie Glebova nhắc tới trong đêm chung kết cuộc thi, châm ngôn này và các biến thể của nó vốn dĩ đã khá quen thuộc với chúng ta. Đây chính là một ví dụ sống động và thuyết phục về cách nhìn tích cực một vấn đề. Mặc dù, thực tế nước trong ly chỉ còn một nửa, nhưng người có tư duy tích cực sẽ nhìn vào phần còn của ly thay vì là phần vơi. Một người thất tình có thể tự dằn vặt bản thân: “Cô ta lừa dối tôi, cô ta phản bội tôi, cô ta lợi dụng tôi”. Nếu là bạn của người đó, tôi sẽ khuyên anh ta hãy học cách quên điều này đi mỗi khi vô

Dù bạn đang sống hoặc tồn tại hãy đọc bài này

Trong cuộc sống chúng ta thường muốn đi theo lối đi của riêng mình, lối đi không lặp lại không ảnh hưởng hay chịu sự chi phối của những người xung quanh. Có những người chông chênh trên những bước đường đời vẫn không từ bỏ lối đi riêng mà mình đã chọn, bởi đi theo lối đi đó họ mới có được những điều mà mình khát khao, mong đợi. Nhiều người thường nói ai đó ngông cuồng và dại dột khi lựa chọn lối đi cho riêng mình, không có người nâng đỡ, không có người dọn sẵn con đường đi tới. Nhưng cuộc đời của con người luôn có điểm khởi đầu và điểm kết thúc giống nhau, vậy nên có nên không khi chúng ta đi theo một đường thẳng, không chút gồ ghề, không leo trèo qua những khó khăn, chông gai trong suốt chặng đường đó. Không ai nói trước được điều gì, vậy nên đừng ép mình trong những giới hạn để thấy mình bé nhỏ. Hãy lựa chọn con đường riêng của mình nếu bạn có thể và hãy cố gắng để đi hết con đường mà bạn đang đi. Chúng ta sống để hoàn thành đường đua của cuộc đời chứ không phải sống để bắt

Đừng làm gì khi đang giận dữ

Một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá. Người đánh cá nói: “Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.” Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức. Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận.” Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống. “Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đo chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.” Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy  vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường . Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “ Ðừng hành động khi đang giận dữ .” Vị samurai ngừng lại, thở

LÀM GIÀU CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC-KỲ 4(END)

KỲ 4: LỰA CHỌN CÁCH LÀM GIÀU KHÔN NGOAN Chào mừng bạn đến với bài học thứ 4 của Chuyên đề “Làm giàu có thể học được”. Ở bài 1, chúng ta đã cùng nhau chứng minh làm giàu là một môn khoa học và hoàn toàn có thể học được. Ở bài 2, với sơ đồ tư duy, chúng ta biết được những kiến thức căn bản nhất của môn khoa học làm giàu, chúng ta cần phải học những gì và làm như thế nào trên hành trình vươn tới đích Giàu có. Bài 3 giới thiệu cho chúng ta cách học làm giàu như thế nào cho hiệu quả nhất. Và bài học số 4 này sẽ phân tích rõ hơn tại sao chúng ta cần phải học làm giàu? Và tại sao việc nghiêm túc học hỏi bộ môn khoa này lại có thể giúp bạn đạt được ước mơ Giàu có của mình một cách nhanh chóng, chắc chắn và bền vững hơn? Bạn chọn cách đi tới đích Giàu có như thế nào? Nếu dùng một đường cong để mô tả lộ trình làm giàu, chúng ta có thể thấy rằng, với từng kiểu người khác nhau trong xã hội (với sự khác biệt về tính cách, trình độ hiểu biết, tư duy làm giàu,…) thì con đường đi và k

LÀM GIÀU CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC-KỲ 3

KỲ 3: “GIEO MẦM” TƯ DUY GIÀU CÓ NHƯ THẾ NÀO LÀ HIỆU QUẢ NHẤT Nếu hình dung cuộc đời là một cái cây thì tư duy chính là gốc rễ. Muốn giàu có, hãy gieo mầm, nuôi dưỡng tư duy giàu có, từ hôm nay, từ chính giây phút này… Tư duy về sự giàu có đã được các bậc thầy trên thế giới như T. Harv Eker, Napoleon Hill, Robert T. Kiyosaki, Adam Khoo,... đúc kết và chia sẻ khá cụ thể trong các cuốn sách, video, chương trình đào tạo, thuyết giảng. Bạn có thể dễ dàng tiếp cận với các kiến thức này chỉ bằng một cú click chuột. Song để biến những kiến thức sách vở, thuần túy lý thuyết ấy thành tư duy của chính mình, cài đặt và lập trình nó thành “hệ điều hành” cho cuộc đời mình thì không đơn giản. Nếu chỉ đơn thuần là tự mình học, tự mình nghiền ngẫm thì rất khó lĩnh hội đầy đủ và đạt hiệu quả cao. Điều quan trọng nhất, các trung tâm dạy làm giàu phải tạo ra môi trường để các học viên trau dồi, rèn luyện và ứng dụng thường xuyên các kiến thức học được, trong và cả sau khi kết thúc khoá học. Các k

LÀM GIÀU CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC-KỲ 2

NHỮNG KIẾN THỨC CĂN BẢN CỦA KHOA HỌC LÀM GIÀU Cuộc hành trình hàng ngàn dặm bắt đầu bằng một bước chân đơn giản. Để học làm giàu, hãy bắt đầu bằng việc thay đổi tư duy… Khoa học làm giàu là một hệ thống kiến thức mang tính bao trùm. Thông thường chúng ta mới chỉ trang bị được cho mình một lát cắt nhỏ kiến thức trong đó. Ví dụ, chúng ta có thể rất giỏi một nghề nghiệp chuyên môn nào đó, có thể kiếm được rất nhiều tiền bằng chính nghề nghiệp đó nhưng lại không biết quản lý đồng tiền, không có các kiến thức về tài chính, đầu tư nên không giúp tiền đẻ ra tiền. Hoặc rất nhiều người vội vàng xây dựng doanh nghiệp khi còn thiếu quá nhiều kiến thức và kỹ năng nền tảng nên thường mắc sai lầm và tự đánh mất rất nhiều cơ hội. Học kiến thức làm giàu cũng giống như quá trình gieo hạt và chăm bón. Bạn không thể một lúc có ngay tất cả các loại kiến thức làm giàu mà phải vừa học vừa ứng dụng để trải nghiệm thực tế những điều học được. Và quan trọng hơn là bạn phải biết cách chăm sóc thật tốt

LÀM GIÀU CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC- KỲ 1

KỲ 1: LÀM GIÀU CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC Bạn thân mến! Con đường đi tới sự Giàu có thực sự rất đẹp… Bạn đang ở đâu trên con đường đó? Khát vọng làm giàu, tạo ra nhiều của cải vật chất, đem lại sự thịnh vượng cho bản thân và cho xã hội là khát vọng hàng ngàn đời nay của loài người. Tuy nhiên, từ khát vọng đến thực tế là một hành trình rất dài và không phải ai cũng đi đến đích. Dân gian Việt Nam có câu: "Con vua rồi lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa", chúng ta có thể hiểu ra với nghĩa rộng là con cái thường nối nghiệp của cha mẹ và kinh doanh cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chính vì vậy có một thực tế rằng ai cũng muốn nâng cao đời sống vật chất của mình, ai cũng biết "phi thương bất phú", nhưng hầu như chỉ có những người có ông bà, cha mẹ đã từng buôn bán, kinh doanh mới trở thành những doanh nhân. Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi: Tại sao con cái lại thường nối nghiệp cha mẹ không? Hay coi đó là một việc hiển nhiên? Xin thưa nó không hiển nhiên chút nào.

LÀM GIÀU VÀ PHÁT TRIỂN-BÀI CUỐI

BÀI 5 Chào các bạn Hôm nay sẽ là bài cuối cùng của khóa học ngắn này. Chúng ta sẽ bàn luận về việc bằng cách nào bạn có thể nhanh chóng tạo dựng được thành công tài chính cho mình và những người thân. Chắc hẳn bạn đã từng nghe: "Con người chúng ta là kết quả của sự giao tiếp". Câu nói đấy có đúng không? Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự định hình cá tính của mỗi người chính là mối quan hệ, giống như câu nói: "Cuộc sống của bạn được hình thành bởi những người mà bạn cho phép bước vào cuộc sống của bạn". Sự ảnh hưởng của những người xung quanh có thể không đáng kể nhưng cũng có thể rất lớn. Nhiều khi chúng ta không thể tưởng tượng được mức ảnh hưởng của những người xung quanh đối với sự thành công hay thất bại của chúng ta. Nếu mọi người xung quanh bạn dành toàn bộ năng lượng của họ vào các vấn đề rắc rối hoặc những điều tiêu cực thì bạn rất dễ có nguy cơ "nghèo từ bên trong". Nếu mọi người xung quanh bạn tập trung thời gian vào việc ăn u

LÀM GIÀU VÀ PHÁT TRIỂN-BÀI 4

BÀI 4 Chào các bạn Các hành động tài chính hay quyết định mua bán có thể nói lên nhiều điều về bản thân chúng ta. Trên thực tế, những thói quen liên quan tới tiền bạc tiết lộ khá nhiều về triết lý cuộc sống, các nguyên tắc, kiến thức, suy nghĩ và cả tính cách của chúng ta. Ví dụ, hãy quan sát cách sống của bản thân, cụ thể là cách bạn quản lý thu nhập và những khoản chi tiêu của mình. Nếu bạn tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang dần dần "tự sát" về tài chính. Những chuyến du lịch gần đây hay những thứ đồ bạn cảm thấy "rất cần" mua cũng có thể là một liều thuốc độc mà bạn đang hưởng thụ một cách êm ái. Hãy xem cách bạn quản lý thu nhập của mình. Bạn đang chi tiêu một cách hợp lý, không quá 80% thu nhập với ý thức rằng có thể ngày mai bạn sẽ mất đi nguồn thu nhập hiện tại? Hay bạn đang chi tiêu nhiều hơn hàng trăm hoặc hàng ngàn đô so với số tiền bạn kiếm được? Hãy tỉnh táo nhìn nhận lại cuộc sống của mình và trả lời

LÀM GIÀU VÀ PHÁT TRIỂN-BÀI 3

BÀI 3 Chào các bạn! Trong bài học không kém phần quan trọng hôm nay, chúng ta sẽ bàn luận về những thói quen khiến chúng ta thành công hoặc thất bại. Chúng ta không thể duy trì mãi một trạng thái nào đó, mà chỉ có thể hoặc tiến về phía trước hoặc tụt lại phía sau. Điều đó xảy ra vì thế giới xung quanh ta biến đổi không ngừng, những giá trị, mối quan hệ giao tiếp, công việc, niềm tin và nhiều yếu tố khác ở bên ngoài và trong chính bản thân chúng ta cũng thay đổi. Tất cả chúng ta đều sở hữu một vài thói quen tốt - những thói quen giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. Nhưng câu hỏi ở đây là: "Làm thể nào để thay đổi những thói quen của chúng ta?". Phải chăng chỉ cần chúng ta nỗ lực và bền bỉ hơn? Cũng có thể. Nhưng đã bao giờ sự nỗ lực và nhiệt tình giúp được bạn trong tình huống: bạn đang nằm ườn trên giường vào buổi sáng, tự nhủ rằng: "Phải dậy chạy bộ thôi", nhưng sau đó lại để giọng nói bên trong mình lấn át: "Tất nhiên rồi, nhưng hay là để hôm k

LÀM GIÀU VÀ PHÁT TRIỂN-BÀI 2

BÀI 2 Chào các bạn! Trong bài học hôm nay, chúng tôi đặt ra cho bạn một câu hỏi tiếp theo: "Bạn đã thực hiện những thay đổi nào để giúp cho cuộc sống của mình trở nên tốt hơn?" Phát triển và hoàn thiện bản thân là công việc khó khăn nhất trong đời. Có lẽ là bởi chúng ta phải không ngừng phát triển bản thân trong suốt cuộc đời mình. Điều này giống như tập thể dục, nếu chúng ta ngừng tập luyện, cơ thể chúng ta sẽ dần yếu đi. Và cũng tương tự như việc ăn uống, nếu không ăn, không uống, tốt nhất chúng ta nên bắt đầu nghĩ về chuyện viết di chúc. "Như vậy, không lẽ suốt đời này tôi phải luôn luôn tập trung vào sự phát triển của mình?" - hầu hết mọi người đều hỏi trong tuyệt vọng như vậy khi nghe nói tới điều đó. Tất nhiên là không. Đa số mọi người đều ngừng học hỏi phát triển bản thân ngay sau khi rời khỏi trường phổ thông, cao đẳng hoặc đại học. Họ nghĩ rằng họ đã chinh phục được đỉnh cao và thực tế có thể đúng là như vậy. Nhưng lẽ ra họ còn có thể chinh phục